Cấu trúc thị trường ngoại hối

Cấu trúc thị trường ngoại hối

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu về thị trường Tập trung để tiện cho việc so sánh.

Hãy quan sát cấu trúc thị trường chứng khoán như dưới đây:

Theo trạng thái tự nhiên, thị trường chứng khoán rất dễ bị độc quyền. Nó chỉ có 1 thực thể trung gian kiểm soát giá cả. Tất cả các giao dịch đều phải đi qua trung tâm này. Vì vậy, giá rất dễ bị thay đổi nhằm đem lại lợi nhuận cho người trung gian chứ không phải người giao dịch.

  • Điều đó xảy ra thế nào?

Trong thị trường chứng khoán, người trung gian bị yêu cầu phải khớp lệnh của khách hàng. Ví dụ có một số người bán bất ngờ vượt quá lượng người mua. Người trung gian, vì yêu cầu phải khớp lệnh mà trong trường hợp này là bên bán, sẽ bị dư ra một phần cổ phiếu mà họ không thể bán cho bên mua.

Để tránh điều này xảy ra, người trung gian đơn giản là giãn chênh lệnh mua/bán (spread) ra nhằm tăng chi phí giao dịch lên, ngăn chặn người bán trong việc bán thêm. Nói cách khác, người trung gian có thể thao túng báo giá để phù hợp với nhu cầu của họ trong thị trường chứng khoán.

Bài viết liên quan: Kỷ luật trong giao dịch ngoại hối – giao dịch forex

  • Giao dịch ngoại hối giao ngay là phi tập trung

Đây là thị trường phi tập trung, tức là không có một sàn giao dịch cụ thể nào quản lý việc định giá, nghĩa là chúng ta sẽ có các mức giá khác nhau từ các đầu mối giá khác nhau.

Xem sơ đồ để thấy rõ hơn hơn về cấu trúc thị trường ngoại hối:

Cấu trúc thị trường ngoại hối

Quy mô thị trường có thể làm bạn bối rối nhưng với việc có nhiều đầu mối cung cấp giá sẽ dẫn đến sự cạnh tranh và từ đó sẽ đem lại nguồn giá cũng như mức phí tốt cho người giao dịch

  • Các thang bậc trong cấu trúc thị trường ngoại hối

Các thang bậc cho thấy nguồn giá xuống từ đâu và các tổ chức tham gia vào cấu trúc thị trường ngoại hối này như thế nào

Trên đỉnh của thang bậc này là thị trường liên ngân hàng, bao gồm các ngân hàng lớn nhất và các ngân hàng nhỏ hơn, nhóm này giao dịch trực tiếp với nhau thông qua hệ thống Dịch vụ môi giới điện tử (Electronic Brokering Services – EBS) hoặc hệ thống giao dịch Reuters Dealing 3000 – Spot Matching.

Sự cạnh tranh giữa EBS và Reuter 3000 cũng tương tự như cạnh tranh Pepsi và Coca. Đó là cuộc cạnh tranh dành thị phần của nhau. Đồng thời, bên cạnh những sản phẩm – cặp tiền hoặc hàng hóa – tương đồng nhau. Mỗi công ty môi giới này lại cung cấp những cặp tiền riêng biệt của mình với tính thanh khoản cao hơn đối thủ.

Ví dụ như ở EBS thì các cặp như EURUSD, USDJPY, EURJPY, EURCHF và USDCHF thanh khoản tốt hơn. Trong khi đó thì bên Reuter 3000, các cặp GBPUSD, EURGBP, USDCAD, AUDUSD và NZDUSD thanh khoản tốt hơn.

Tất cả ngân hàng là thành viên của thị trường liên ngân hàng đều có thể thấy tỷ giá mà các ngân hàng khác đề nghị. Nhưng không phải là Ngân hàng nào cũng có thể giao dịch được ở mức giá đó. Giống như trong cuộc sống. Mức tỷ giá này sẽ phụ thuộc rất lớn vào UY TÍN đã được gầy dựng trong mối quan hệ giữa các bên giao dịch. Có nghĩa là 1 ngân hàng càng có uy tín và tên tuổi thì sẽ lấy được mức tỷ giá tốt.

Bậc dưới trong thang bậc này là các quỹ đầu cơ kín – hedge fund, tập đoàn, các công ty môi giới lớn và các công ty môi giới dạng ECN. Vì các tổ chức dạng này không có mối quan hệ tín nhiệm trực tiếp với các ngân hàng đầu bảng trong việc giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Nó sẽ giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại. Điều này có nghĩa là mức chênh lệch bid/ask – tức là spread – sẽ cao hơn so với những ngân hàng giao dịch trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng.

Nấc cuối cùng là người giao dịch cá nhân. Thực ra trong quá khứ thì rất khó cho đối tượng dạng này tiếp cận với thị trường nhưng với sự phát minh ra internet. Hệ thống giao dịch điện tử và các công ty môi giới, những rào chắn ngăn thị trường ngoại hối đã bị dỡ bỏ. Nó giúp tạo điều kiện để người giao dịch cá nhân có thể giao dịch với mức phí ngày càng hợp lý hơn.

Trên đây là thông tin chi tiết về cấu trúc thị trường ngoại hối.

Chúc các bạn giao dịch thành công

Theo: traderviet.com