Hướng dẫn Copy Trade tại IC Markets – cTrader
Trước tiên bạn cần phải có tài khoản tại sàn IC Markets. Nếu bạn chưa lập tài khoản có thể đăng ký tại đây >> https://icmarkets.com
Có thể bạn quan tâm :
- Hướng dẫn đăng ký mở tài khoản IC Markets – cTrader
- Copy Trade Forex là gì? Ưu và nhược điểm của Copy Trading
Nếu bạn có tài khoản rồi thì truy cập vào cTrader của IC Markets https://ct.icmarkets.com/. Sau đó chọn phần Copy như hình sau :

Sau khi nhấn nút Copy, màn hình sẽ chuyển sang giao diện Scocial Copy Trading của cTrader.

Tại giao diện copy của cTrader được chia làm 2 phần. Bên trái là tài khoản của bạn. Bên phải là những tín hiệu được cung cấp bởi các trader. Việc của bạn lúc này là chọn ra một Pro Trader để sao chép giao dịch từ họ.
6 tiêu chí quan trọng để chọn ra một Pro Trader Copy Trading cTrader
Việc tham gia đầu tư vào Copy Trade tại cTrader là vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần chọn một tín hiệu tốt và bấm nút, thế là xong. Tuy nhiên mọi việc không đơn giản vậy. Điều quan trọng nhất giúp bạn kiếm được tiền từ việc copy tín hiệu của người khác chính là CHẤT LƯỢNG của tín hiệu đó.
Nếu bạn chọn một tín hiệu không tốt, nó có thể đốt sạch tài khoản của bạn nếu bạn không biết quản lý vốn. Ngược lại nếu bạn biết cách chọn lựa một tín hiệu tốt của một Pro nào đó. Bạn có cơ hội kiếm tiền, thậm chí có thể là rất nhiều tiền.
Đừng lo trong bài viết Hướng dẫn chi tiết Social Copy Trade tại IC Markets cTrader này. Tôi sẽ giúp bạn có được kiến thức để chọn ra những tín hiệu tốt nhất. Các tiêu chí lựa chọn tín hiệu của một Pro Trader sẽ như sau :
1. Tuổi của tín hiệu
Tiêu chí đầu tiên tôi muốn nói đến là tuổi của tín hiệu. Chúng ta cần tìm một trader giao dịch ổn định trong khoảng thơi gian càng dài càng tốt. Vì điều này cho phép bạn đánh giá hiệu suất của nhà giao dịch trong các điều kiện thị trường khác nhau (thị trường tăng và giảm)
Vì vậy thời gian tôi đề xuất ở đây là tín hiệu có tuổi đời từ 1 năm trở lên là TỐT NHẤT.
Tuổi tín hiệu | Đánh giá |
1 năm trở lên | TỐT |
6 tháng trở lên | Bình thường, có thể chấp nhận được |
3 tháng trở lên | Rủi ro, cần phân tích kỹ thêm các yếu tố khác |
Để lọc tuổi của tín hiệu, bạn nhấn vào nút “thêm bộ lọc”. Trong trình đơn thả xuống bạn chọn tuổi của chiến lược rồi nhấn nút “đăng ký”.

Sau khi nhấn nút đăng ký, hệ thống sẽ hiển thị danh sách những tín hiệu phù hợp vơi tiêu chí mà chúng ta vừa lọc xong. Lúc này bạn chỉ cần click vào từng tín hiệu để xem thông tin chi tiết như biểu đồ lợi nhuận, lịch sử giao dịch …
Đăng ký demo trải nghiệm nền tàng Copy Trade của cTrader sàn IC Markets tại đây >> https://icmarkets.com
2. Biểu đồ lợi nhuận
Tiêu chí thứ hai chúng ta đánh giá chính là biểu đồ lợi nhuận. Một tín hiệu lâu năm nhưng nhìn vào biểu đồ lợi nhuận đang cho kế quả ÂM thì cũng chả có ý nghĩa gì.
Thông thường biểu đồ lợi nhuận sẽ thể hiện tỷ lệ ROI theo từng tháng. Tốt nhất là tháng nào cũng có lãi xoay quanh 10% đến 20%. Không quá cao cũng không quá thấp.
Nếu có tháng thua lỗ thì tỷ lệ thua lỗ đó nên ít hơn những tháng có lãi. Trong trường hợp các tháng đều lãi nhưng có một tháng thua lỗ gấp mấy lần tháng trước thì không nên chọn tín hiệu đó.
Một chú ý quan trọng : Rất nhiều tín hiệu dùng thủ thuật để tăng ROI. Về cơ bản tín hiệu ban đầu được mở với số vốn chỉ vài $$$. Sau đó họ nạp tiền vào và giao dịch lên vài chục $$$ hoặc vài trăm $$$. Như vậy Roi sẽ được tính vài trăm thậm chí vài nghìn phần trăm trong tháng đầu tiên của tín hiệu. Tỷ lệ lãi lỗ thật sự chỉ diễn ra ở những tháng sau đó. Nhiều người đi copy đã bị ảo tưởng về điều này.

Để xem biểu đồ lợi nhuận. Bạn chỉ cần click vào tên tín hiệu trong danh sách

3. Tỷ lệ sụt giảm tài khoản – Drawdown
Sau khi chọn được tín hiệu có độ tuổi theo yêu cầu của mình và một biểu đồ lãi xuất dương. Tiếp theo chúng ta phải kiểm tra tỷ lệ sụt giảm tài khoản DRAWDOWN. Đối với Scocial Copy Trade tại cTrader cũng như tất cả các nền tảng khác. Tỷ lệ Drawdown càng nhỏ thì càng an toàn. Các bạn hãy luôn ghi nhớ điều này.
Drawdown là mức sụt giảm tài khoản từ đỉnh vốn xuống đáy vốn trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình giao dịch.

Vậy một tín hiệu có tỷ lệ Drawdown là bao nhiêu thì có thể copy được. Như đã nói ở trên, tỷ lệ Drawdown càng nhỏ càng tốt nhưng không nên quá 20% là lý tưởng nhất. Nếu mức Drawdown quá lớn chứng tỏ tín hiệu đó giao dịch không an toàn, có thể cháy bất cứ lúc nào.
Tỷ lệ Drawdown | Đánh giá |
<=20% | Tốt |
>20% và <=30% | Rủi ro, nên cân nhắc thêm các yếu tố khác |
>30% | RẤT rủi ro, không nên mạo hiểm |
Một chú ý quan trọng là cTrader tính toán mức Drawdown dựa theo Balance không phải Equity. Nghĩa là nếu một tín hiệu chơi theo kiểu dải lệnh gồng lỗ, khoản âm trong thời gian gồng lỗ sẽ không tính vào Drawdown. Như vậy nếu chỉ nhìn và mức Drawdown sẽ không phản ánh được sự nguy hiểm của một số tín hiệu. Bạn bắt buộc phải nhìn vào lịch sử giá để phân tích xem tín hiệu có gồng lỗ nhiều hay không. (Hình sau đây thể hiện một tín hiệu đang gồng lỗ. Theo tín hiệu như thế này phải luôn luôn điều chỉnh mức dừng lỗ. Nếu không có kinh nghiệm hãy tránh xa nhé)

Để xem mức Drawdown của một tín hiệu. Bạn nhìn ở cột bên phải như hình vẽ dưới đây.

4. Lịch sử giao dịch
Tiêu chí quan trọng tiếp theo các bạn cần chú ý khi phân tích một tín hiệu để sao chép giao dịch đó là lịch sử giao dịch. Nhiều tài liệu Hướng dẫn Copy Trade tại IC Markets cTrader đã không đề cập kỹ đến vấn đề này. Cụ thể chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Tỷ lệ thắng, Khối lượng giao dịch, Tần suất giao dịch
Đăng ký demo trải nghiệm copy trade tại sàn IC Markets tại đây >> https://icmarkets.com
Tỷ lệ thắng
Có điều này sẽ gây bất ngờ với rất nhiều bạn. Đó là bạn hãy cẩn thận với những tín hiệu có tỷ lệ thắng trên 85%. Vì rất có thể họ giao dịch theo kiểu gồng lỗ đến khi thắng. Mỗi khi giá đi một đoạn ngược hướng lại nhồi thêm một lệnh. Đến khi giá quay đầu đi đúng hướng tất cả các lệnh đều win. Như vậy chỉ cần giá đi ngược hướng một đoạn đủ xa hoặc gặp “thiên nga đen” thì tài khoản bốc hơi chỉ trong chưa đầy một nốt nhạc.
Trong trường hợp nhiều tín hiệu có tỷ lệ thắng thấp mà vẫn có lãi. Bạn hãy chú ý xem khối lượng vào lệnh của họ có tăng lên theo mỗi lệnh thua hay không. Vì rất có thể họ đang quản lý vốn theo Martingale. Nghĩa là lệnh đầu thua thì lệnh sau sẽ vào một khối lượng gấp đôi lệnh trước. Nếu Martingale 2 hoặc 3 bước thì có thể chấp nhận được. Tuy nhiên hãy cẩn thận nhiều tín hiệu Martingale đến khi thắng.

Tóm lại, không có công thức tính chính xác tỷ lệ thắng bao nhiêu là hợp lý. Bạn có thể chọn những tín hiệu có tỷ lệ thắng trên 85%. Hoặc những tín hiệu quản lý vốn theo martingale. Nhưng phải luôn luôn ghi nhớ cài đặt dừng lỗ chặt chẽ đối với những tín hiệu loại này. Cách cài đặt dừng lỗ khi sao chép giao dịch tại cTrader IC Market tôi sẽ trình bày ở phần sau. Và tôi vẫn luôn khuyên mọi người KHÔNG NÊN chọn những tín hiệu có tỷ lệ thắng lớn hơn 85%.
Khối lượng giao dịch
Chúng ta nên tránh những trader nào giao dịch theo kiểu khối lượng lớn nhưng lợi nhuận nhỏ. Ví dụ nhìn vào lịch sử giao dịch, nếu có nhiều lệnh vào với khối lượng 0.1 Lots trở lên nhưng lãi chỉ có vài $$$ thì nên tránh. Vì trong quá trình giao dịch họ thường để stoploss dài và takeprofit ngắn. Về cơ bản nếu để như vậy thì tỷ lệ thắng sẽ rất cao. Nhưng chỉ một vài lệnh thua thì sẽ mất hết tiền của số lệnh thắng trước đó.

Trong hình trên bạn có thể thấy lịch sử giao dịch của một trader. Khối lượng giao dịch của anh ta là 200.000 tương đương 2 lots. Nhưng lợi nhuận chỉ vài $$$. Những tín hiệu như thế này tôi khuyên các bạn nên tránh.
Tần suất giao dịch
Một trader giỏi hoặc một con Bot tốt thường vào lệnh rất ít. Có khi cả tuần chỉ vào một đến hai lệnh. Thậm chỉ không vào lệnh nào. Lý do là bởi họ là kiểm soát được cảm xúc và luôn tuân thủ kỷ luật. Với Bot thì điều kiện vào lệnh chặt chẽ. Họ chỉ vào lệnh khi dấu hiệu cho sác xuất thắng thật sự rõ ràng. Ngược lại những tay mơ hoặc bot rẻ tiền thường hay vào lệnh rất nhiều. Họ thậm chí vào lệnh mà không thèm tuân theo bất cứ một quy tắc nào. Họ rất hay thường xuyên vào lệnh dựa theo cảm xúc.
Tóm lại, chúng ta ưu tiên những tín hiệu vào ít lệnh không nên theo những tín hiệu ngày nào cũng vào một cơ số lệnh

5. Số lượng người theo tín hiệu
Hiệu ứng đám đông đôi khi rất đúng, đặc biệt trong Copy Trading. Thử tưởng tượng bạn chọn ra hai tín hiệu tốt ngang nhau. Một tín hiệu có hơn 200 người copy. Tín hiệu còn lại chỉ có chưa đầy 10 người copy. Mà vốn của bạn lúc này chỉ cho phép bạn copy được một tín hiệu mà thôi. Trong trường hợp này chắc chắn bạn phải chọn tín hiệu có hơn 200 người sao chép rồi.
Ngoài yếu tố số lượng thì bạn cũng nên tham khảo thêm thông tin về khối lượng sao chép. Một tín hiệu có khối lượng sao chép lớn hơn 100.000$ rất đáng để bạn quan tâm. Vì những người sao chép tín hiệu này họ đang bỏ ra một số tiền rất lớn. Vì vậy chắc chắn họ cũng phải nghiên cứu kỹ tước khi đầu tư tiền của mình vào tín hiệu.

6. Vốn của tài khoản tín hiệu
Tiêu chí cuối cùng là vốn của tài khoản cung cấp tín hiệu. Bạn nên chọn những tín hiệu có vốn tức thời xấp xỉ với tài khoản của bạn. Nhỏ hơn thì càng tốt. Như vậy sẽ có được sự đồng điệu giữa hai tài khoản. Lãi hay lỗ của tín hiệu cũng sẽ tương đồng với lãi hay lỗ trên tài khoản của bạn.
Quản lý vốn trong Copy Trading cTrader
Hướng dẫn quản lý vốn Copy Trade cTrader
“Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ”. Đó là lời khuyên của nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett. Đối với Social Copy Trading cũng vậy. Việc sao chép giao dịch của người khác thực chất là bạn đang đầu tư vào chính người đó. Bạn kỳ vọng người đó sẽ giao dịch có lãi để bạn hưởng theo. Đừng nên đầu tư chỉ vào mộ tín hiệu. Cho dù bạn phân tích tín hiệu đó có tốt đến mấy. Vì bạn sẽ không bao giờ đúng 100% khi chọn người giao dịch để theo dõi. Hãy chia nhỏ số vốn của mình ra.
Ví dụ : Nếu bạn có trong tay 1000$, thay vì chỉ theo một tín hiệu thì bạn hãy theo 5 tín hiệu, mội tín hiệu 200$.
Luôn lôn đặt mức dừng lỗ dựa theo mức Drawdown của tín hiệu. Giả sử mức Drawdown của tín hiệu là 12%. Tôi khuyên các bạn nên đặt dừng lỗ là 20% (nới rộng ra một chút).
Quay trở lại ví dụ trên. Bạn đầu tư 5 tín hiệu. Mỗi tín hiệu 200$. Đặt dừng lỗ 20%. Như vậy giả sử trường hợp xấu là một trong 5 tín hiệu bạn theo bị cháy thì bạn cũng chỉ thua lỗ khoảng 20% của 200$ = 40$. Trong khi các tín hiệu các vẫn đang cho bạn lợi nhuận.
Hướng dẫn cài đặt mức dừng lỗ Copy Trade Ctrader
Để dặt dừng lỗ trong giao diện Copy Trade của cTrader. Bạn click vào dấu 3 chấm tại cửa sổ phía bên trái màn hình. Nơi hiển thị các tín hiệu bạn đang copy. Sau đó chọn “Đặt mức dừng lỗ vốn chủ sỏ hữu”. Tiếp theo bạn kéo thanh trượt sao cho mức dừng lỗ theo đúng ý bạn. Ý nghĩa của việc cài đặt này là khi tài khoản của bạn bị âm đến mức bạn cài đặt thì hệ thống sẽ tự động thoát lệnh và dừng sao chép để bảo toàn vốn.

Một vài thông tin bổ sung khi sao chép giao dịch
Sau đây là một số chú ý và thông tin bổ sung giúp bạn hạn chế rủi ro trong quá trình tham gia vào hệ thống Social Copy Trading.
Không tiến hành copy khi tín hiệu đang có lệnh giao dịch chưa đóng
Sau khi chọn xong một in hiệu thỏa mãn các yêu cầu. Bạn quyết định sẽ tiến hành sao chép giao dịch của tiến hiệu đó. Tuy nhiên trước khi nhấn nút sao chép, hãy kiểm tra xem tín hiệu đó hiện tại có đang mở lệnh nào không. Trong trường hợp nếu có lện đang mở mà bạn tiến hành sao chép thì hệ thống sẽ tự động mở lệnh ở tài khoản của bạn giống y chang như các lệnh tín hiệu đang mở (giống về cặp tiền và khối lượng). Tuy nhiên vị trí vào lệnh của bạn có thể sẽ bị thiệt hơn so với tín hiệu.
Ví dụ : Bạn quyết định sao chép một tín hiệu, vốn của bạn và vốn của tín hiệu tương đương nhau. Bạn kiểm tra thấy tín hiệu đang mở một lệnh Buy cặp EURUSD khối lượng 0.1 lot. Giá chạy lên khoảng 20 pip. (tín hiệu đang lãi 20 pip). Lúc này bạn tiến hành copy thì hệ thống sẽ tự động mở một lệnh Buy EURUSD cũng khối lượng là 0.1 Lot nhưng vị trí mở lệnh là vị trí hiện tại. Nghĩa là giá khi mở là giá hiện tại đã trôi đi 20 pip. Nếu lúc này giá quay đầu lại 10 pip và chủ tín hiệu quyết định thoát lệnh để ăn 10 pip. Thì lúc này bạn cũng thoát lệnh nhưng lại lỗ 10 pip.

Bạn kéo xuống phần lịch sử giao dịch, tại thẻ vị trí nếu có lệnh đang mở sẽ hiện lên như hình trên. Lời khuyên hãy chờ cho lệnh đó đóng lại rồi hãy nhấn nút sao chép. Nhiều tín hiệu họ không cho hiển thị thẻ vị trí. Chỉ những thành viên đã sao chép mới xem được. Trong trường hợp này quyết định mạo hiểm hay không hoàn toàn là ở bạn.
Chi phí Copy Trade cTrader
CTrader không thu bất kỳ một khoản phí nào nếu bạn tham gia vào việc Copy Trade trên nền tảng của họ. Bạn chỉ mất phí cho người cung cấp tín hiệu. Có 3 loại phí mà nhà cung cấp có thể tính
Phí quản lý
Là khoản thanh toán định kỳ mà bạn trả cho chủ tín hiệu bất kể hiệu suất chiến lược. Phí quản lý được đặt bởi chủ tín hiệu dưới dạng phần trăm hàng năm của vốn chủ sở hữu của bạn, nhưng không được vượt quá 10%. Nó được tích lũy hàng ngày và tính phí vào cuối thời gian tính toán (tháng). Nó cũng bị tính phí khi bạn xóa tiền hoặc ngừng sao chép chiến lược.
Phí hiệu suất
Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng được tạo ra bởi một chiến lược. Phí thực hiện không được vượt quá 50%. Nếu bạn sao chép một số chiến lược, tính toán Phí hiệu suất sẽ được áp dụng cho từng Tài khoản giao dịch sao chép chuyên dụng. Nó cũng bị tính phí khi bạn xóa tiền hoặc ngừng sao chép chiến lược.
Phí khối lượng
Là số tiền của quỹ (tối đa 100 USD) mà Nhà đầu tư phải trả cho một triệu khối lượng được sao chép. Nó được tính toán cho mỗi bên và thêm vào từng vị trí. Điều đó có nghĩa là nếu Nhà cung cấp chiến lược tính phí, ví dụ: 10 USD mỗi triệu và bạn sao chép giao dịch với giá 1 triệu USDJPY, thì bạn sẽ trả cho Nhà cung cấp chiến lược 10 USD khi mở vị trí và 10 USD khi đóng Chức vụ.
Theo kinh nghiệm, tôi khuyên bạn không nên chọn những tín hiệu có tính hai loại phí là Phí quản lý và Phí Khối lượng. Vì dù lãi hay lỗ bạn cũng mất tiền.

Không copy những tín hiệu chỉ lãi 1 – 2 pip mỗi lệnh
Xem lại các giao dịch đã đóng của nhà giao dịch và tìm kích thước pip trung bình của các khoản lãi và lỗ. Nếu những thứ này khá nhỏ, bạn cần xem xét đến vấn đề trượt giá, kết quả thực tế của bạn sẽ khác biệt đáng kể so với kết quả của tín hiệu. Tức là nếu độ trượt của bạn là 1 pip và một nhà giao dịch kiếm được 2 pip lợi nhuận trên mỗi giao dịch, lợi nhuận của bạn sẽ thấp hơn 50% so với giao dịch của họ. Tuy nhiên, nếu họ thực hiện 10 pips cho mỗi giao dịch, kết quả của bạn sẽ là 90% của họ.

Ưu và nhược điểm khi Copy Trade tại IC Markets cTtrader
Ưu điểm
Với nền tảng tiên tiến của cTrader Copy. Nhà đầu sẽ được tiếp cận một dịch vụ giao dịch sao chép dễ dàng và minh bạch, khả năng truy cập, tính linh hoạt và dễ kiểm soát
Giao diện thân thiện người dùng. Có thể dừng copy bất cứ khi nào bạn muốn.
Tốc độ khớp lệnh nhanh chóng, dường như không có độ trễ giữa tín hiệu của tài khoản gốc và tài khoản copy.
Nhược điểm
Không xem được chiến lược giao dịch có sử dựng stoploss hay không. Đây là có lẽ là điểm trừ duy nhất trên nền tảng cTrader Copy này. Vì vậy bạn nên nhớ luôn luôn đặt mức dừng lỗ khi copy bất kỳ tín hiệu nào. Hy vọng trong tương lai cTrader sẽ cải tiến vấn đề này.
Kết luận
Như vậy, sau khi đọc xong bài Hướng dẫn chi tiết Social Copy Trade tại IC Markets cTrader này. Tôi hy vọng bạn đã có được lượng kiến thức cơ bản trong cách chọn ra một trader giỏi để sao chép giao dịch trên nền tảng cTrader tại sàn IC Markets.
Không có gì là tuyệt đối đúng. Tự giao dịch hay sao chép giao dịch từ người khác luôn tiềm ẩn rủi ro. Đó là đặc thù của cái thị trường Forex khắc nghiệt này. Hãy hiểu bản chất của sác xuất thông kê trong giao dịch Forex.
Một thông tin bật mí nho nhỏ tôi muốn các bạn biết. Có nhiều Pro Copier chỉ cần phân tích lịch sử giao dịch của một tín hiệu là đã có thể đưa quyết định có theo hay không. Họ thậm chí không cần quan tâm tuổi của giao dịch, mức drawdown là bao nhiêu. Chỉ cần nhìn vào lịch sử giao dịch và phân tích từng lệnh. Họ sẽ biết tín hiệu đó chơi theo phong cách gì ? Tuy nhiên để đạt được trình độ như vậy. Họ cũng đã phải “đóng học phí” rất nhiều để có được kiến thức và kinh nghiệm.
Nếu bạn là người mới bước chân vào con đường copy trade. Lời khuyên ở đây là hãy tuân thủ những hướng dẫn trong bài viết này trước tiên rồi hãy nghĩ đến những kiến thức cao siêu. Đây không phải là bí kíp mà là kinh nghiệm và sưu tầm của tôi trong quá trình tham gia Social Copy Trading cTrader. Tôi tin thời gian sẽ giúp bạn trở thành một Pro nếu bạn đủ quyết tâm. Quyết định cuối cùng là ở bạn.
Chúc bạn thành công !